audio

Tăng đường huyết – Khi chỉ số vượt ngưỡng nguy hiểm

Nội dung bài viết

    Tăng đường huyết là một tình trạng mà người mắc đái tháo đường có thể gặp phải bất cứ lúc nào. Nếu không kiểm soát kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Cùng nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi đường huyết tăng cao nhé! 

    1. Tăng đường huyết xảy ra khi nào?

    Tình trạng đường huyết cao xảy ra khi lượng đường trong máu của cô chú, anh chị khi đói vượt trên 130 mg/dL, tức 7.2 mmol/l. Tình trạng tăng đường huyết thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi chỉ số đường huyết tăng đáng kể, cao hơn 200mg/dl, tương đương 11 mmol/l, lúc này nguy cơ Nhiễm toan ceton (DKA) hoặc Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu có thể xảy ra.

    2. Nhận diện dấu hiệu của tăng đường huyết

    Vì tăng đường huyết là biểu hiện đặc trưng của đái tháo đường, thế nên những triệu chứng sẽ tương tự với bài nghe “Nhận diện các dấu hiệu đái tháo đường típ 2” ở các số trước như là: đói và mệt mỏi, mờ mắt, khát nước đi tiểu nhiều, tê ngứa tay chân…

    Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng hơn, cô chú anh chị có thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, lờ đờ, hơi thở có mùi như kẹo ngọt và thậm chí là hôn mê bất tỉnh và tỷ lệ tử vong rất cao.

    2.3.png
    Đau đầu, buồn nôn có thể là dấu hiệu của Tăng đường huyết

    3. Cách xử lý khi gặp tình trạng tăng đường huyết

    Nếu thấy những dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng kiểm tra đường huyết ngay. Nếu mức đường huyết >250 mg/dL tức 14 mmol/l, cần liên hệ nhân viên y tế. Đồng thời thực hiện một số bước xử lý tạm thời như: 

    • Uống nhiều nước để giúp thận đào thải bớt đường glucose
    • Có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giảm mức đường huyết, trong trường hợp quá mệt thì không nên tập. 
    • Nếu quên uống thuốc hoặc tiêm insulin, hãy dùng theo chỉ dẫn của Bác sĩ.
    2.3 (2).png
    Các cách xử lý khi gặp tình trạng tăng đường huyết

    Mặc dù tình trạng đường huyết cao thường xảy ra ở người mắc đái tháo đường, tuy nhiên cũng có tỉ lệ không nhỏ gây nên những biến chứng cấp tính cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, cô chú, anh chị ​​cần chú ý theo dõi cơ thể thường xuyên và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý nhé.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Hyperglycemia (High Blood Glucose), ADA, https://diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-care/hyperglycemia

    2. Toan ceton (DKA), Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (HHS), MSD Manual, 10/2023.

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·4 thg 11, 2024

    Nhiễm toan ceton (DKA) – Cảnh giác với mối nguy hiểm này!