Tưởng chừng không nguy hiểm, nhưng đái tháo đường típ 2 có thể âm thầm tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để phát hiện sớm và chủ động phòng tránh? Cùng OneMedic tìm hiểu ngay những phương pháp tầm soát hiệu quả nhất nhé!
Để tầm soát đạt được kết quả chính xác nhất, các Bác sĩ và y tá sẽ yêu cầu xét nghiệm với những phương pháp sau:
1. Xét nghiệm Đường huyết lúc đói (FPG)
Đây là dạng xét nghiệm giúp đo lượng đường trong máu sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Nếu chỉ số này ≥ 126mg/dL (7,0 mmol/L) trong hai lần xét nghiệm khác nhau nghĩa là đã mắc đái tháo đường.
2. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)
Để thực hiện, các y tá sẽ báo cô chú anh chị uống một loại dung dịch glucose, 2 giờ sau sẽ đo đường huyết. Nếu mức đường huyết ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) là đã mắc đái tháo đường.
3. Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm này giúp đo mức đường huyết trung bình trong khoảng 2 - 3 tháng qua, chỉ số HbA1c ≥ 6.5% cho thấy đã mắc đái tháo đường.

Tầm soát sớm đái tháo đường típ 2 có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc kiểm soát và phòng tránh bệnh. Đừng đợi đến khi có triệu chứng rõ ràng, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe để bảo vệ chính mình và những người thân!
Tài liệu tham khảo:
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2, Bộ Y tế, https://daithaoduong.kcb.vn/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri.
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, CDC, 18/08/2016.
Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >