Phát hiện sớm đái tháo đường giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Mà để chẩn đoán đái tháo đường chuẩn xác tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, Bác sĩ sẽ yêu cầu cô chú anh chị thực hiện 4 bước như sau:
1. Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên, Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cũng như thu thập thông tin về tiền sử bệnh của cô chú anh chị. Một số câu hỏi phổ biến như là:
- Trong gia đình có ai mắc đái tháo đường chưa?
- Cân nặng và chế độ ăn uống của cô chú anh chị như thế nào?
- Có thường xuyên tập thể dục không?
- Có đau chỗ nào hoặc gặp dấu hiệu bất thường gì?
- ...
2. Xét nghiệm
Bước tiếp theo là thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp dựa vào kết quả khám lâm sàng và các triệu chứng cô chú anh chị mô tả. Cụ thể là sử dụng 1 trong 3 hoặc là kết hợp các phương pháp đo đường huyết đã nêu trên để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
3. Chẩn đoán kết quả
Tiếp theo là chẩn đoán khi có kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ giải đáp cho cô chú, anh chị biết bản thân có đang mắc đái tháo đường hay không và mức độ nặng nhẹ như thế nào.

4. Kế hoạch điều trị
Bước cuối cùng là lên kế hoạch điều trị gồm chế độ dinh dưỡng, lối sống, vận động phù hợp, kết hợp điều trị cùng thuốc hoặc insulin.
Vậy là hôm nay, chúng ta đã cùng hiểu rõ các bước cũng như phương pháp để chẩn đoán đái tháo đường một cách chính xác nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. Diabetes Alert Day 2024 - Statistics & Risk Factors, Omada Health, 20/03/2024
2. 08 dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường loại 2, Bệnh viện ĐHYD HCM, 03/10/2023
Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >