1. Mệt mõi, chán chường
Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng và chẳng muốn làm gì, ngay cả những điều trước đây mang lại niềm vui như chăm sóc cây cối hay gặp gỡ bạn bè.
2. Lo lắng quá mức
2 là cảm thấy lo lắng quá mức, đặc biệt là về việc kiểm soát đường huyết, sợ biến chứng hoặc lo ngại về tương lai.
3. Khó ngủ
Khó ngủ, mất ngủ kéo dài, hay ngủ quá nhiều nhưng vẫn mệt mỏi? Hoặc là ăn uống thất thường, lúc thì ăn quá nhiều, lúc lại bỏ bữa.
4. Tự trách bản thân
Thứ 4 là tự trách bản thân hoặc cảm giác tội lỗi khi không thể kiểm soát đường huyết như mong muốn. Cảm giác tội lỗi này dễ dẫn đến chán nản, mất động lực, và tạo thành vòng xoáy tiêu cực.
5. Có ý nghĩ muốn làm hại bản thân
Cuối cùng và nguy hiểm nhất là có những suy nghĩ tiêu cực hoặc có ý nghĩ tự làm hại bản thân. Cảm giác tuyệt vọng, không còn động lực sống, hoặc những ý nghĩ muốn làm hại bản thân dần xuất hiện. Cô chú, anh chị hoặc người thân có những suy nghĩ này cần bắt buộc phải can thiệp ngay.
Nếu cô chú, anh chị đang có những dấu hiệu tinh thần chuyển biến xấu dần như trên, hãy chia sẻ cảm xúc với người thân hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý ngay lập tức nhé. Cảm ơn cô chú, anh chị đã lắng nghe.
Tài liệu tham khảo:
1. Sống vui khỏe với bệnh đái tháo đườn, Bộ Y tế, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/-e-song-vui-khoe-voi-benh-ai-thao-uong, 06/01/2020
2. Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường, ADA, https://daithaoduong.com/guideline-ada/, 2024
Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >