audio

Biến chứng cấp tính - Tụt đường huyết (hạ đường huyết)

Nội dung bài viết

    1. Hạ đường huyết là gì và tại sao nó lại nguy hiểm?

    Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dl (tương đương 3.9 mmol/l). Lúc này, cơ thể chúng ta không có đủ năng lượng để hoạt động. Một số dấu hiệu sớm cô chú, anh chị có thể thấy ngay như là: đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, đói run hoặc là lo lắng. 
    Nếu không xử lý ngay, hạ đường huyết có thể trở nặng với các dấu hiệu nguy hiểm như: nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, nói khó, thậm chí là co giật và hôn mê. 

    Đặc biệt, đối với những ai mắc đái tháo đường lâu năm hoặc từng bị hạ đường huyết nhiều lần, sẽ không cảm thấy bất thường cho đến khi chuyển biến nặng, tình trạng này gọi là hạ đường huyết không nhận biết. Cô chú anh chị cũng cần đặc biệt lưu ý trường hợp này nhé.

    2. Xử lý khi hạ đường huyết

    Mặc dù những dấu hiệu nghiêm trọng có thể xảy ra, tuy nhiên cô chú, anh chị cũng đừng nên quá lo lắng, nếu hạ đường huyết được nhận biết sớm và xử lý đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này. Vậy xử lý như thế nào là đúng cách?

    Nếu cô chú, anh chị gặp phải những dấu hiệu của hạ đường huyết, điều quan trọng nhất là phải hành động ngay:

    2.1 Nếu còn tỉnh táo

    Nếu cô chú, anh chị còn tỉnh táo và có thể nuốt được, hãy uống ngay 15–20 gam đường hấp thu nhanh, ví dụ như:

    • 3 muỗng cà phê đường pha với nước.
    • ½ lon nước ngọt có đường.
    • 3 viên kẹo ngọt.
    • Hoặc 1 hộp sữa tươi có đường.

    Sau 15 phút, hãy đo lại chỉ số đường huyết. Nếu vẫn dưới 70 mg/dl, hãy lặp lại thêm như vậy một lần nữa.

    Còn nếu đường huyết đã trên 70 mg/dl, cô chú, anh chị nên ăn thêm một bữa nhẹ nếu chưa đến bữa ăn chính để có thể giữ lượng đường huyết ổn định.

    2.2 Nếu không tỉnh táo, không nuốt được

    Nếu không còn tỉnh táo hoặc không nuốt được, cô chú anh chị cần được người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Tuyệt đối không đưa bất kỳ thứ gì vào miệng để tránh nguy cơ sặc nghẹn.

    Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về biến chứng cấp tính thường thấy nhất, đó là tình trạng hạ đường huyết cùng cách nhận biết và xử lý sao cho kịp thời, nhanh chóng nhất.
    Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp cô chú, anh chị hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó kiểm soát sức khỏe tốt hơn mỗi ngày. 

    Tài liệu tham khảo:

    1. Hypoglycemia-Signs, Symptoms, & Treatment, ADA, https://diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-care/hypoglycemia

    2. Nhận biết và xử trí khi bị hạ đường huyết, Bệnh viện ĐHYD HCM, https://noitiet.umc.edu.vn/nhan-biet-va-xu-tri-khi-bi-ha-duong-huyet/

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·3 thg 11, 2024

    Tăng đường huyết – Khi chỉ số vượt ngưỡng nguy hiểm