Võng mạc đái tháo đường: Lời khuyên từ Bác sĩ

Võng mạc đái tháo đường ảnh hưởng lớn đến thị lực và sinh hoạt khác trong cuộc sống. Nhận diện sớm các triệu chứng và hiểu rõ để điều trị tình trạng này ngay.
single

Nội dung bài viết

    Võng mạc tiểu đường (đái tháo đường) là một mối đe dọa lớn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của hàng triệu người. Trang bị những kiến thức giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình ngay hôm nay.  

    1. Võng mạc do tiểu đường là gì? 

    Võng mạc do bệnh tiểu đường là một biến chứng vi mạch về mắt. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực, thậm chí là mù lòa.  

    Để phòng bệnh lý võng mạc, người mắc tiểu đường cần kiểm soát đường huyết trong mức an toàn.

    4.png
    Võng mạc do tiểu đường là gì? 

    2. Triệu chứng của võng mạc tiểu đường

    Phần lớn người mắc võng mạc tiểu đường ở giai đoạn đầu đều không có triệu chứng cụ thể. Thế nhưng đây lại là giai đoạn điều trị tốt nhất và có hiệu quả nhất. Vì vậy, việc khám sàng lọc sớm để phát hiện võng mạc tiểu đường là điều cực kỳ quan trọng. 

    Một số triệu chứng xuất hiện bạn có thể cảm nhận được bao gồm:  

    • Mắt nhìn mờ. 
    • Xuất hiện các đốm đen hoặc hình trôi nổi. 
    • Khó nhìn thấy các vật ở trung tâm khi đọc sách hoặc lái xe. 
    • Khó phân biệt màu sắc.
    15.2.png
    Xét nghiệm chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường 

    3. Xét nghiệm nào chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường 

    Có 2 loại xét nghiệm chính để kiểm tra võng mạc tiểu đường bao gồm: 

    3.1 Khám mắt giãn nở

    Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt để giãn đồng tử. Điều này giúp Bác sĩ nhìn rõ những phần bên trong mắt, đặc biệt là kiểm tra võng mạc - phần có thể bị tổn thương do bệnh lý võng mạc tiểu đường. 

    2.png
    Xét nghiệm chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường 

    3.2 Chụp ảnh võng mạc kỹ thuật số

    Mắt sẽ được chụp lại bằng thiết bị đặc biệt. Sau đó hình ảnh được gửi đến Bác sĩ để chẩn đoán. Bạn có thể sử dụng xét nghiệm này nếu các phương pháp khác đều không tìm được bệnh. Còn nếu mới bắt đầu kiểm tra mắt thì nên thực hiện khám mắt giãn nở. 

    Nếu bất kỳ xét nghiệm nào cho thấy có vấn đề, Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung khác. 

    Người bị tiểu đường nên kiểm tra mắt thường xuyên. Nếu đã mắc bệnh về võng mạc, bạn cần kiểm tra ít nhất 1 lần mỗi năm hoặc hơn. Nếu không có bệnh về võng mạc, có thể chỉ cần kiểm tra 2 năm 1 lần. Hãy trao đổi với Bác sĩ để lên lịch kiểm tra phù hợp nhất. 

    • Nếu mắc tiểu đường típ 1: Sau khi chẩn đoán bị bệnh, nên bắt đầu khám mắt sau từ 3 đến 5 năm. 
    • Nếu mắc tiểu đường típ 2: Sau khi chẩn đoán bị bệnh, nên khám mắt ngay. 

    4. Điều trị võng mạc tiểu đường 

    Đối với việc điều trị võng mạc tiểu đường thì điều quan trọng nhất là duy trì được mức đường huyết và huyết áp ổn định. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: 

    • Quang đông (phẫu thuật bằng laser): có tác dụng phong tỏa, tiêu diệt các mạch máu bị rò rỉ hoặc phát triển trong võng mạc. 
    • Cắt bỏ thủy tinh thể: nếu trong võng mạc có mạch máu bị rò rỉ, việc phẫu thuật loại bỏ máu là điều cần phải thực hiện. 
    • Thuốc: Có thể sử dụng thuốc tiêm vào thủy tinh thể hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác.  
    3.png
    Điều trị võng mạc đái tháo đường


    Ngoài ra, mất thị lực ở người mắc tiểu đường có thể do nhiều vấn đề khác nhau: 

    • Lão thị làm mắt khó tập trung để nhìn rõ. 
    • Đục thủy tinh thể khiến thủy tinh thể trở nên mờ đục, nhìn không rõ. 
    • Tăng nhãn áp làm tổn thương dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến thị lực. 
    • Thoái hóa hoàng điểm làm tổn thương hoàng điểm - bộ phận giúp mắt nhìn những chi tiết nhỏ. Từ đó làm mờ, không nhìn thấy những chi tiết nhỏ trong tầm mắt.  
    • Võng mạc tiểu đường gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, phần giúp tiếp nhận hình ảnh và truyền đến não. 

    5. Phòng ngừa võng mạc tiểu đường

    • Cần duy trì mức đường huyết và huyết áp ổn định, cân bằng trong mức kiểm soát.
    • Duy trì tốt mức cholesterol.
    • Xây dựng lối sống lành mạnh: thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần, bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, cố gắng giảm stress...
    • Nếu thấy bất kỳ thay đổi nào về vấn đề thị lực, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ, đặc biệt là đối với người bị tiểu đường. 

    Mặc dù những bất thường về thị lực không nhất thiết là do bệnh võng mạc gây ra, nhưng nhất định phải đến thăm khám trong thời gian sớm nhất để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.  

    Hãy kiểm soát tốt mức đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh để tránh xa nỗi lo võng mạc tiểu đường. Việc sử dụng các ứng dụng chăm sóc sức khỏe y tế tiểu đường đang được sử dụng rộng rãi, giúp tuân thủ lối sống và phác đồ điều trị dưới sự hướng dẫn và cập nhật liên tục từ Bác sĩ. Đừng chủ quan với võng mạc tiểu đường, liên hệ với chúng tôi ngay nếu có bất cứ thắc mắc nào khác.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Diabetic retinopathy, United Kingdom National Health Service, https://www.nhs.uk/conditions/diabetic-retinopathy/, 16/12/2021

    2. Diabetic Retinopathy, National Institutes of Health (NIH), 10/12/2024 

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·5 thg 3, 2025

    Nhận diện biến chứng tim mạch ở người mắc đái tháo đường