Nhận diện biến chứng tim mạch ở người mắc đái tháo đường

Người mắc tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Tránh biến chứng tim mạch ở người tiểu đường ngay hôm nay.

Nội dung bài viết

    Từ suy tim đến xơ vữa động mạch, biến chứng tim mạch ở người tiểu đường (đái tháo đường) để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Tìm hiểu và phòng tránh những “sát thủ” nguy hiểm này ngay trong bài viết dưới đây. 

    1. Các biến chứng tim mạch

    1.1 Bệnh mạch Coronary (bệnh tim mạch vành)

    Mạch Coronary hay còn gọi là bệnh tim mạch vành. Đây là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất liên quan đến tiểu đường (đái tháo đường).

    Ở người mắc tiểu đường, đường huyết cao kéo dài gây ra tổn thương nội mạc mạch máu, dẫn đến sự hình thành các mảng bám cholesterol. Những mảng bám này làm hẹp lòng động mạch, làm cản trở lưu lượng máu đến tim.

    Triệu chứng: 

    • Đau ngực (angina), cảm giác nặng nề ở ngực. 
    • Khó thở, đặc biệt khi hoạt động cố sức.
    • Có khả năng gây nên nhồi máu cơ tim, biểu hiện bởi tình trạng đau ngực dữ dội, đổ mồ hôi, buồn nôn.
    xo-vua-dong-mach.jpg
    Động mạch vành tắc nghẽn do tích tụ các mảng bám chất béo

    1.2 Suy tim

    Tiểu đường làm tổn thương tới cơ tim, khến khối lượng công việc tim cần thực hiện tăng lên gấp nhiều lần. Suy tim xảy ra khi tim không bơm máu hiệu quả, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, sự tích tụ dịch (phù) và mệt mỏi.

    Triệu chứng: 

    • Khó thở khi nằm hoặc khi hoạt động.
    • Sưng ở chân, mắt cá, bụng.
    • Mệt mỏi kéo dài, khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
    suy-tim.png
    Khó thở là triệu chứng thường thấy ở bệnh suy tim

    1.3 Tăng huyết áp

    Tăng huyết áp thường xảy ra song song với tiểu đường. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch khác. Tiểu đường và huyết áp cao thường gây ra tổn thương cho mạch máu và cơ tim. 

    Tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng, thường có thể thấy là đau đầu và chóng mặt, một số người có thể chảy máu mũi.

    tang-huyet-ap.png
    Tăng huyết áp và tiểu đường thường xảy ra song song với nhau

    1.4 Rối loạn nhịp tim

    Tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, từ đó làm rối loạn nhịp tim như rung nhĩ hoặc loạn nhịp. Các rối loạn này gây ra cảm giác hồi hộp, nhịp tim không đều, choáng váng, với một số trường hợp nặng có thể là ngất xỉu.

    roi-loan-nhip-tim.jpg
    Rối loạn nhịp tim gây ra tình trạng hồi hộp, choáng váng

    1.5 Xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là tình trạng mà các chất béo, cholesterol, canxi,... tích tụ trên thành động mạch, tạo thành các mảng bám. Ở người mắc tiểu đường, thời gian dài xảy ra đường huyết cao khiến các khối xơ vữa động mạch tiến triển rất nhanh do tổn thương nội mạc mạch máu.

    Triệu chứng thường thấy như: đau ngực, khó thở, đau chân khi đi bộ (bệnh mạch ngoại biên).

    16.1.png
    Các khối xơ vữa tích tụ thành động mạch ngăn cản lưu thông máu

    1.6 Viêm màng trong tim (Endocarditis)

    Viêm màng trong tim là tình trạng nhiễm trùng và viêm ở lớp trong của tim. Tình trạng này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

    Triệu chứng: 

    • Sốt kéo dài.
    • Đau ngực.
    • Mệt mỏi và ra mồ hôi đêm.

    1.7 Bệnh mạch ngoại biên

    Bệnh mạch ngoại biên là tình trạng động mạch cung cấp máu cho chân tay bị tổn thương. Điều này dẫn đến đau chân khi đi bộ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Triệu chứng:

    • Đau hoặc tê chân, đặc biệt là khi vận động.
    • Da chân trở nên lạnh và có màu sắc bất thường.
    • Chậm lành vết thương ở chân, có thể dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí cần phải cắt cụt chi trong những trường hợp nặng.

    2. Cách nhận diện biến chứng tim mạch

    Để nhận diện sớm các biến chứng tim mạch, người mắc tiểu đường cần theo dõi và cảnh giác khi phát hiện các triệu chứng như:

    • Đau ngực, khó thở và mệt mỏi bất thường.
    • Các triệu chứng rối loạn nhịp tim như: hồi hộp, choáng váng hoặc cảm giác yếu chân tay.
    • Dấu hiệu về bệnh mạch ngoại biên như: tê bì tay chân, đau chân khi đi bộ.

    Ngoài ra, đối với những người mắc tiểu đường thì việc tham gia và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng tim mạch là điều tất yếu để phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời.

    cach-nhan-dien-bien-chung-tim-mach.png
    Khó thở, choáng váng, tê bì chân tay – Dấu hiệu cảnh báo tim mạch

    3. Biện pháp phòng ngừa

    Để phòng ngừa các biến chứng tim mạch, người mắc tiểu đường cần tuân thủ các biện pháp sau:

    3.1 Kiểm soát lượng đường trong máu

    Duy trì mức đường huyết ổn định là mục tiêu chính trong liệu trình điều trị đái tháo đường. 

    • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát lượng carbohydrate.
    • Sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.
    • Theo dõi mức đường huyết thường xuyên.
    kiem-soat-luong-duong-trong-mau.png
    Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

    3.2 Duy trì lối sống vận động thường xuyên

    Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch:

    • Lên lịch tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với các hoạt động như: đi bộ, bơi lội, đạp xe,...
    • Kết hợp các bài tập tăng cường sức mạnh ít nhất 2 lần mỗi tuần.
    duy-tri-loi-song-van-dong-tu-nhien.png
    Vận động hàng ngày giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe tim

    3.3 Kiểm soát huyết áp và cholesterol

    Theo dõi huyết áp và mức cholesterol thường xuyên:

    • Duy trì huyết áp dưới 140/90 mmHg và lượng cholesterol LDL (cholesterol tốt) dưới 100 mg/dL.
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều chỉnh huyết áp và lipid máu (nếu cần thiết).

    3.4 Không hút thuốc và uống rượu

    Thuốc lá và rượu bia là những yếu tố nguy cơ gây ra và thúc đẩy các biến chứng tim mạch:

    • Ngừng hút thuốc.
    • Hạn chế tiêu thụ rượu bia.
    khong-hut-thuoc-uong-ruou.png
    Nói không với thuốc lá và rượu bia để giảm nguy cơ tim mạch

    3.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp theo dõi tình trạng tiểu đường và phát hiện sớm các biến chứng tim mạch nếu có:

    • Điện tâm đồ giúp đánh giá hoạt động điện của tim.
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ lipid và chức năng thận.
    • Siêu âm tim để đánh giá cấu trúc và chức năng tim.
    kiem-tra-suc-khoe-dinh-ky.png
    Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng tim mạch

    Biến chứng tim mạch ở người mắc tiểu đường là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh và tuân thủ chỉ định điều trị. Bạn nên ứng dụng các thiết bị y tế cá nhân để cùng Bác sĩ quản lý và điều chỉnh lối hằng ngày. Từ đó tuân thủ điều trị, đồng thời tầm soát thường xuyên để phòng ngừa những biến chứng tim mạch một cách hiệu quả nhất. Liên hệ  chúng tôi ngay nếu có bất cứ thắc mắc gì khác nhé!

    Tài liệu tham khảo:

    1. Diabetes and heart disease, Diabetes UK, https://www.diabetes.org.uk/about-diabetes/complications/cardiovascular-disease, 15/05/2024

    2. Diabetes complications, CDC, 15/05/2024 

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·4 thg 3, 2025

    Lời khuyên bác sĩ: Phòng biến chứng tim do đái tháo đường