Từ tiền đái tháo đường đến đái tháo đường: Bạn đang ở đâu?

Tiền đái tháo đường có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết sớm và ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường típ 2? Hãy cùng OneMedic tìm hiểu ngay!

Nội dung bài viết

    Hôm nay, hãy cùng OneMedic tìm hiểu về hành trình đi từ tiền đái tháo đường đến đái tháo đường.

    1. Tiền đái tháo đường và con đường đi đến đái tháo đường 

    Tiền đái tháo đường được biết đến là tình trạng mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa cao để chẩn đoán là mắc đái tháo đường. Tình trạng tiền đái tháo đường có thể kéo dài trong nhiều năm mà không có biểu hiện rõ ràng nào. Nếu cô chú, anh chị không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng tiền đái tháo đường có tỉ lệ cao sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường típ 2, đồng thời dẫn đến nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng. 

    1.5.png
    Tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành đái tháo đường típ 2

    2. Nhận diện tiền đái tháo đường

    Để nhận diện tiền đái tháo đường một cách chính xác, người ta thường thực hiện bằng các xét nghiệm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mức đường huyết lúc đói dao động từ 100 - 125 mg/dL tương ứng là 5.6 đến 6.9 mmol/L hoặc mức HbA1C từ 5.7% - 6.4% thể hiện chúng ta đã mắc tiền đái tháo đường. Còn nếu cô chú, anh chị gặp phải chỉ số cao hơn thì đó là biểu hiện của bệnh đái tháo đường rồi đấy.

    1.5 (2).png
    Nhận diện tiền đái tháo đường bằng chỉ số HbA1c

    3. Triệu chứng thường gặp của tiền đái tháo đường

    Mặc dù tiền đái tháo đường thường không có các triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết. Tiêu biểu là những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường chúng ta đã nhắc đến ở bài nghe vừa rồi như mờ mắt, khát nước đi tiểu liên tục, mệt mỏi kéo dài, tê ngứa tay chân, vết thương lâu lành,... Hãy cảnh giác và đi khám ngay.

    1.5 (3).png
    Triệu chứng thường gặp của tiền đái tháo đường

    Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cô chú, anh chị hiểu rõ hơn về tiền đái tháo đường và chủ động chăm sóc sức khỏe. Việc nhận diện và kiểm soát tiền đái tháo đường từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân và gia đình nhé!

    Tài liệu tham khảo:

    1. Tiền đái tháo đường có phải bệnh tiểu đường không?, Bệnh viện ĐHYD HCM, https://umcclinic.com.vn/tien-dai-thao-duong-co-phai-benh-tieu-duong-khong, 02/08/2023.

    2. Prediabetes – Your Chance to Prevent Type 2 Diabetes, CDC, https://www.cdc.gov/diabetes/prevention-type-2/prediabetes-prevent-type-2.html, 15/5/2024.

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·6 thg 10, 2024

    Cảnh giác nguyên nhân mắc đái tháo đường típ 2