Biến chứng tổn thương bàn chân ở người đái tháo đường

Tổn thương bàn chân do tiểu đường diễn ra âm thầm nhưng hậu quả vô cùng khó lường. Cảnh giác ngay để tránh trường hợp xấu nhất như nhiễm trùng, cắt cụt chi,...

Nội dung bài viết

    Ở người mắc tiểu đường (đái tháo đường), mỗi ngày không kiểm tra bàn chân là một ngày bạn đang đánh cược với sức khỏe của chính mình. Cảnh giác ngay bởi biến chứng tổn thương bàn chân có thể đem đến nhiều hậu quả khôn lường.

    1. Nguyên nhân gây tổn thương bàn chân

    Ở người mắc tiểu đường, biến chứng tổn thương bàn chân thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính: bệnh lý thần kinh và mạch máu.

    1.png
    Biến chứng bàn chân tiểu đường – Hệ quả của tổn thương thần kinh và mạch máu

    1.1 Bệnh lý thần kinh

    Tiểu đường khiến lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài, điều này có thể khiến tổn thương dây thần kinh. Tình trạng này được gọi là “bệnh thần kinh tiểu đường”. 

    Nếu gặp tổn thương ở dây thần kinh bàn chân, bạn có thể không cảm nhận được cơn đau. Thông thường khi có vết thương, vết cắt, bị phồng rộp ở chân, chúng ta sẽ cảm thấy đau. Đây là tín hiệu phát ra để cơ thể kịp thời điều trị vết thương. 

    Nhưng trong trường hợp bị bệnh thần kinh tiểu đường, chúng ta sẽ không cảm thấy đau, do đó vết thương sẽ không được chữa trị kịp thời và tiến triển nặng hơn. Ví dụ, một vết cắt nếu không được chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét. 

    2.png
    Bệnh lý thần kinh gây ra triệu chứng không đau dù cơ thể bị lở loét

    1.2 Bệnh lý mạch máu

    Tiểu đường làm tổn thương mạch máu, giảm lưu thông máu đến tay chân, từ đó làm chậm quá trình hồi phục và khiến vết thương lâu lành. Nguy hiểm hơn khi kết hợp với các yếu tố khác (cao huyết áp, cholesterol cao) khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    1.3 Các nguyên nhân khác

    Ngoài hai nguyên nhân chính trên, còn có các yếu tố khác cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ tổn thương bàn chân như:

    • Khả năng kiểm soát đường huyết kém: mức đường huyết không ổn định có thể làm tăng tình trạng tổn thương dây thần kinh và mạch máu.
    • Thừa cân: cân nặng lớn gây áp lực lên bàn chân, tăng nguy cơ hình thành các vết thương.
    • Hút thuốc: việc hút thuốc làm giảm lưu thông máu và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Tuổi tác: người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các tổn thương bàn chân cao hơn vì khả năng tự phục hồi của cơ thể yếu dần theo thời gian.
    3.png
    Các yếu tố khác gia tăng tổn thương bàn chân

    2. Triệu chứng tổn thương bàn chân

    Người mắc tiểu đường cần theo dõi bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm với một số triệu chứng bao gồm:

    • Vết thương, loét hoặc mụn nước: những tổn thương nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chăm sóc kịp thời.
    • Thay đổi màu sắc da: da có thể trở nên đỏ, trắng hoặc xanh, cho thấy tình trạng không đủ lưu lượng máu hoặc do nhiễm trùng.
    • Sưng tấy: sưng là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần được điều trị ngay lập tức.
    • Cảm giác nóng, lạnh hoặc ngứa: đây là dấu hiệu của tổn thương thần kinh và cần được theo dõi.
    4.png
    Ngứa, sưng tấy, nhiễm trùng là các dấu hiệu của bệnh tiểu đường

    3. Chăm sóc tốt bàn chân để giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khác nhau

    • Rửa chân mỗi ngày với xà phòng và nước ấm. Lau khô chân và phần da giữa các ngón chân. 
    • Giữ ẩm cho bàn chân. Thoa kem dưỡng da lên phần trên và dưới của bàn chân, lưu ý là không thoa giữa các ngón chân. 
    • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Tìm các vết cắt, phồng rộp, đỏ hoặc sưng. Sử dụng gương hoặc nhờ người khác giúp kiểm tra lòng bàn chân. Kiểm tra tất cả các phần của chân, đặc biệt là giữa các ngón chân. Tìm kiếm các vết nứt da, loét, phồng rộp, hoặc vết đỏ. 
    5.png
    Chăm sóc và vệ sinh bàn chân sạch sẽ góp phần ngăn ngừa các vấn đề khác 
    • Cắt móng chân theo chiều ngang và không cắt góc cạnh móng. Dũa móng ở các phần sắc. Không cắt phần da biểu bì (cuticles). Hãy nhờ sự trợ giúp nếu không nhìn rõ hoặc gặp khó khăn khi với tới chân. 
    • Yêu cầu Bác sĩ/Y tá kiểm tra bàn chân trong mỗi lần thăm khám. Cởi giày và tất (vớ) để kiểm tra được chi tiết hơn. 
    • Tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc chân nếu có móng chân mọc ngược, chai sần. Không tự ý cắt bỏ vết chai sần.
    6.png
    Cắt móng chân theo chiều ngang để hạn chế tổn thương 

    4. Bảo vệ bàn chân khỏi chấn thương như thế nào? 

    Có nhiều cách để bảo vệ bàn chân của bạn: 

    • Luôn mang giày và tất, ngay cả khi ở nhà. Đừng đi chân trần. Sử dụng giày bơi nếu bạn đi biển hoặc bể bơi. 
    • Chọn giày vừa vặn, không quá chật cũng không quá rộng. Giày nên có đủ không gian cho các ngón chân. Có thể liên hệ Bác sĩ thăm khám, hướng dẫn thêm về kích cỡ, đặc điểm giày. 
    • Kiểm tra giày trước khi đeo, đảm bảo lót giày phẳng và không có vật gì bên trong giày. 
    • Không mang giày hở như: dép xỏ ngón, dép lê hoặc giày hở gót. 
    • Mang tất len hoặc cotton rộng rãi. Đừng mang giày mà không có tất. 
    • Bảo vệ bàn chân khỏi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi nhúng chân. Không đi chân trần trên mặt đất nóng. Chú ý khi trời lạnh, cần mang tất ấm mỗi khi ra ngoài.
    7.png
    Giày nên có đủ không gian cho các ngón chân 

    5. Những lưu ý cần biết 

    Có thể giảm nguy cơ gặp vấn đề về chân bằng cách cố gắng duy trì mức đường huyết ổn định. Ngoài ra cần:  

    • Di chuyển mắt cá chân và ngón chân thường xuyên để giúp lưu thông máu. Có thể mang tất hỗ trợ giảm sưng. 
    • Đi bộ thường xuyên giúp tăng cường lượng máu lưu thông và cũng rất tốt cho sức khỏe tổng thể. 
    • Ngừng hút thuốc, nếu đang hút thuốc. Hút thuốc gây cản trở lưu thông máu đến chân và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh khu vực này. 
    8.png
    Thường xuyên đi bộ, vận động để tăng cường sức khỏe 

    6. Khi nào nên liên hệ với Bác sĩ? 

    Hãy gọi cho Bác sĩ hoặc Y tá để được tư vấn nếu có các triệu chứng: 

    • Sốt từ 38°C trở lên, cảm giác ớn lạnh, vết thương mãi không lành. 
    • Sưng, đỏ, nóng quanh vết thương hoặc vết thương có mùi hôi, dịch màu vàng, xanh lá hoặc máu. 
    • Vết loét, phồng rộp trên chân gây đau nhiều. 
    • Tê hoặc ngứa ran ở chân, bàn chân. 
    • Móng chân mọc ngược, chai sần, phồng rộp hoặc xuất hiện vết loét mới trên chân. 
    • Da khô, bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng. 
    • Thay đổi hình dạng khớp hoặc vòm bàn chân.
    18. Biến chứng tổn thương bàn chân ở người đái tháo đường.png
    Nên gặp bác sĩ sớm khi xuất hiện những triệu chứng trên

    Việc bảo vệ và phòng ngừa những biến chứng tổn thương bàn chân ở người mắc đái tháo đường là điều quan trọng. Nhưng quá trình điều trị nguyên nhân gốc: đái tháo đường lại là việc tiên quyết nhất. Bạn có thể ứng dụng các công nghệ vào cuộc sống để phòng tránh những nguy cơ cùng biến chứng khi mắc Tiểu đường. Việc cùng Bác sĩ theo dõi và kiểm soát lối sống sẽ được thực hiện liên tục và sớm nhất, để có bất cứ vấn đề về đến sức khỏe cũng sẽ được can thiệp và điều chỉnh kịp thời. Liên hệ chúng tôi ngay nếu có bất cứ nhắc mắc gì khác nhé.

    Tài liệu tham khảo:

    1.  Diabetic ulcers: causes and treatment, Healthline, 04/02/2021 

    2. Diabetes-Related foot Conditions, Cleveland Clinic, 21/03/2024

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·7 thg 3, 2025

    Vùng đường huyết nguy hiểm: tránh biến chứng đái tháo đường