6 yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết đái tháo đường

Nguyên nhân đường huyết bất ổn là do đâu? Cùng giải đáp ngay 6 yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường ngay trong bài viết.

Nội dung bài viết

    Hàng triệu đang người đối mặt với nguy cơ đường huyết tăng bất thường. Lượng đường trong máu biến đổi không chỉ liên quan đến chế độ ăn mà còn rất nhiều nguyên nhân khác. Những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết thường mang tính ngắn hạn, nhưng để lại hậu quả về lâu về dài. Khám phá để bảo vệ sức khỏe ngay bây giờ.

    1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào?

    Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức đường huyết. Bởi vì lượng đường trong máu được sản sinh trực tiếp từ thức ăn tiêu thụ. Vậy người đái tháo đường nên tiêu thụ loại thực phẩm nào?

    • Nhóm bột đường: nên chọn tinh bột phức tạp, GI thấp (gạo lứt, yến mạch, đậu, khoai lang, trái cây ít ngọt như cam, táo, ổi), hạn chế tinh bột đơn giản, GI cao (gạo trắng, bánh mì trắng, mì, nước ngọt, kẹo).
    • Nhóm đạm: nên dùng cá, thịt nạc, gia cầm bỏ da, chế biến đơn giản, hạn chế thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói.
    • Nhóm chất béo: ưu tiên chất béo không bão hòa (dầu olive, dầu đậu nành, hạnh nhân), hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa (nội tạng, thịt bò, trứng).
    • Nhóm rau và chất xơ: nên dùng rau hấp, luộc, trái cây ít ngọt (súp lơ, rau ngót, việt quất, dâu tây, táo), hạn chế rau củ GI cao (khoai tây, củ cải đường) và trái cây chín ngọt hoặc sấy khô (sầu riêng, nhãn, vải).
    dinh-duong.jpg
    Quản lý chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường 

    2. Hoạt động thể chất

    Tập thể dục thường xuyên có tác động tích cực đến việc quản lý đường huyết, giúp cơ thể sử dụng insulin (in-su-lin) hiệu quả hơn. Một số bài tập hiệu quả như: 

    • Cardio: các bài tập aerobic như chạy bộ, bơi lội và đạp xe rất hiệu quả trong việc giảm đường huyết.
    • Tập sức bền: tập luyện sức mạnh cũng giúp xây dựng cơ bắp và ổn định đường huyết rất tốt.
    Tập luyện thể thao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường huyết
    Tập luyện thể thao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường huyết

    3. Thuốc và chế độ điều trị

    Việc sử dụng thuốc giúp hỗ trợ lớn trong việc kiểm soát đường huyết. Các loại thuốc tác động đến insulin và glucose (gờ-lu-co) sẽ giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu về mức tốt.

    • Liều lượng và thời gian: việc sử dụng sai liều hoặc không đúng thời điểm có thể gây ra tình trạng hạ hoặc tăng đường huyết.
    • Tác dụng phụ: một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ dẫn đến tăng đường huyết, vì vậy người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi mức đường huyết và điều chỉnh thuốc theo chỉ định của Bác sĩ.

    Hơn thế, việc tuân thủ theo đúng phác đồ trị liệu và thay đổi những thói quen sinh hoạt, ăn uống là điều tiên quyết giúp điều trị tình trạng đái tháo đường.

    thuốc cho bệnh nhân tiểu đường.jpg
    Thuốc và chế độ điều trị là phương pháp bắt buộc tuân thủ khi bị đái tháo đường

    3. Căng thẳng tinh thần

    Căng thẳng có thể làm tăng đường huyết thông qua việc sản xuất các loại nội tiết tố hormone (hóc-môn) như cortisol và adrenaline. Thế nên việc thư giãn với các phương pháp thư giãn như: yoga, thiền, hít thở sâu,... có thể giảm bớt căng thẳng và cải thiện kiểm soát đường huyết.

    căng thẳng ở bệnh nhân tiểu đường.jpg
    Căng thẳng ở người mắc đái tháo đường

    4. Môi trường và sức khỏe tổng thể

    Môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết. Những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ô nhiễm không khí,... có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và khả năng điều chỉnh đường huyết.

    • Nhiệt độ: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và mức độ hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.
    • Ô nhiễm: một số nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh đường huyết.
    môi trường ô nhiễm.jpg
    Môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết

    5. Thói quen sinh hoạt

    Thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh lượng đường huyết. Người đái tháo đường nên giữ cho mình những thói quen tốt như ăn uống đúng giờ (tốt nhất nên chia nhỏ bữa), uống đủ nước, ngủ nghỉ đủ giờ và đúng giấc,...

    6. Theo dõi chỉ số đường huyết

    6.1 Kiểm tra sức khỏe đường huyết thường xuyên

    Việc theo dõi mức đường huyết thường xuyên là rất quan trọng. Nó giúp chúng ta phát hiện ra những bất thường về đường huyết trong cơ thể, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý và nhanh chóng để cải thiện chúng. 

    • Tần suất kiểm tra: tần suất kiểm tra đường huyết sẽ khác nhau tùy thuộc vào phân loại đái tháo đường và phương pháp điều trị cụ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để có chế độ kiểm tra thích hợp.
    • Ghi chép kết quả: ghi chép lại kết quả kiểm tra đường huyết có thể giúp bệnh nhân và bác sĩ xác định được những yếu tố ảnh hưởng và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc phù hợp.

      kiem-tra-chi-so-duong-huyet
      Theo dõi và kiểm tra sức khỏe đường huyết thường xuyên

    6.2 Ứng dụng công nghệ vào theo dõi sức khỏe đái tháo đường

    Tuy nhiên, việc kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết khiến cả bệnh nhân và bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà việc ứng dụng công nghệ trợ lý ảo vào việc điều trị đái tháo đường đang ngày càng trở nên phổ biến.
    Bạn có thể đo chỉ số đường huyết bất cứ lúc nào, thiết bị sẽ tự động cập nhật và theo dõi, sau đó gửi những bất thường đến bác sĩ điều trị chính, từ đó luôn đảm bảo về sức khỏe và tình trạng ổn định cho bệnh nhân. Đây dự kiến sẽ trở thành công nghệ của tương lai, giúp người bệnh sống chung, sống khỏe với đái tháo đường.

    thói quen sinh hoạt cho bệnh nhân tiểu đường.jpg
    Ứng dụng công nghệ vào theo dõi sức khỏe đái tháo đường

    Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết của đái tháo đường. Từ đó có cho mình được một kế hoạch sống và tập luyện một cách phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn tìm hiểu thêm về cách quản lý đái tháo đường, để lại ý kiến cho chúng tôi ngay để được giải đáp.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Patient education_ Blood glucose tests (The Basics) - UpToDate - 01/11/2024

    2. Type 2 diabetes_ Overview (Beyond the Basics) - UpToDate - 12/05/2024

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·14 thg 1, 2025

    Nguyên nhân mắc đái tháo đường típ 2: Điều trị ngay!