6 sai lầm nguy hiểm về đái tháo đường

Những hiểu biết sai lầm về tiểu đường (Đái tháo đường) có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Cùng phá tan những quan niệm sai lầm về căn bệnh này ngay.

Nội dung bài viết

    Bạn nghĩ mình hiểu về đái tháo đường? Mặc dù đây là tình trạng phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều quan niệm sai lầm mà không phải ai cũng biết. Đừng để những hiểu lầm này khiến bạn trở thành nạn nhân tiếp theo của tiếp đường. 

    1. Sai lầm 1: chỉ người già mới bị đái tháo đường?

    Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tiểu đường (đái tháo đường), đặc biệt là đái tháo đường típ 2 chỉ là căn bệnh của người già. Tuy nhiên, thực tế đối tượng mà tiểu đường nhắm tới rộng hơn thế nhiều.

    • Ở đái tháo đường típ 1, đối tượng mắc phải sẽ xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ em.  
    • Đối với đái tháo đường típ 2, mặc dù thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ đang gia tăng một cách đáng kinh ngạc trong nhiều năm đổ lại đây. Lối sống hiện đại với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động, thừa cân, béo phì là những yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này.  

    Vì vậy, bất kể độ tuổi nào, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc tiểu đường, thừa cân, béo phì, ít vận động, hãy chủ động kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm.

    20210920rat-nhieu-tre-nho-mac-benh-dai-thao-duong-1681539642572751327083.webp
     Đái tháo đường có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trẻ tuổi

    2. Sai lầm 2: đái tháo đường chỉ là bị đường huyết cao? 

    Đường huyết cao chỉ là dấu hiệu đặc trưng của đái tháo đường, nhưng đó chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Tăng đường huyết kéo dài gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. 

    • Bệnh tim mạch: đường huyết cao làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim, đột quỵ, bệnh mạch vành,… Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người mắc tiểu đường.
    • Bệnh thận (suy thận): lượng đường trong máu cao gây tổn thương các nephron – đây là đơn vị chức năng của thận. Suy thận mãn tính có thể cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
    • Bệnh võng mạc: tổn thương mạch máu ở võng mạc mắt gây ra các vấn đề về thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.
    • Bệnh thần kinh: tổn thương thần kinh có thể gây ra tê bì, đau nhức, yếu cơ ở tay và chân. Đặc biệt còn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, sức khỏe tình dục,…
    • Bệnh nhiễm trùng: người mắc đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn do suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở nhiều vị trí, từ da, niêm mạc đến các cơ quan nội tạng.
    biến chứng của tiểu đường.jpg
    Biến chứng nguy hiểm ở tiểu đường 

    3. Sai lầm 3: chỉ cần ăn kiêng là đủ?

    Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần không thể thiếu trong việc kiểm soát đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ ăn kiêng thôi là chưa đủ. Điều quan trọng là bạn cần có một chiến lược toàn diện bao gồm:

    • Chế độ ăn uống cân bằng: việc ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ glucose (đường) trong máu. Thế nên hãy giữ cho bản thân thói quen ăn uống hạn chế đường, tinh bột, chất béo bão hòa. Tăng cường rau xanh, trái cây, protein nạc,...
    • Tập thể dục thường xuyên: việc hoạt động thể chất ảnh hưởng đến sự nhạy cảm với insulin - đây là thành phần chính giúp ổn định đường huyết. Hãy thể theo ít nhất 30 phút mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
    • Giám sát đường huyết: theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên giúp bạn hiểu rõ cơ thể phản ứng như thế nào với chế độ ăn uống và luyện tập, từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
    • Thuốc/insulin: tuân theo chỉ định của Bác sĩ về việc điều trị và theo dõi bệnh lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
    7. .png
    Lối sống cải thiện tình trạng đái tháo đường

    4. Sai lầm 4: uống thuốc hay tiêm insulin làm bệnh nặng hơn? 

    Một số ảnh hưởng từ việc dùng thuốc và tiêm insulin khiến nhiều người tin rằng việc dùng thuốc và insulin càng khiến bệnh nặng hơn. Nhưng không, hoàn toàn ngược lại, chúng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả. Không điều trị mới khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, đặc biệt với tỉ lệ xảy ra những biến chứng khó lường. Insulin được tiêm vào sẽ thay thế cho insulin mà cơ thể không tự sản xuất được, giúp giảm đường huyết.  
    Thuốc uống đái tháo đường có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau, nhằm tăng cường sản xuất insulin, cải thiện độ nhạy cảm insulin hoặc làm giảm hấp thu glucose trong ruột. Từ đó cải thiện tình trạng bệnh lý hiệu quả.

    Uống thuốc hay tiêm insulin chữa tiểu đường.jpg
    Uống thuốc hay tiêm insulin làm bệnh nặng hơn? 

    5. Sai lầm 5: chỉ cần kiểm tra khi có triệu chứng? 

    Đái tháo đường là bệnh mạn tính, xảy ra trong thời gian dài và khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu. Thế nên việc kiểm tra thường xuyên là điều cần thiết để trạm trường hợp phát hiện khi đã có những triệu chứng nặng, một số có thể kể đến như: khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều, sụt cân,… 
    Để tránh những biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn nặng, việc kiểm tra đường huyết định kỳ, đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ cao là điều vô cùng quan trọng. Đừng chủ quan với chính sức khỏe của mình.

    kiểm tra tiểu đường thường xuyên.jpeg
    Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên

    6. Sai lầm 6: đái tháo đường điều trị không khỏi.

    Đái tháo đường có thể điều trị, và bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh khi mắ đái tháo đường. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt với chế độ:

    • Duy trì lối sống lành mạnh
    • Tuân thủ hướng dẫn điều trị và liệu trình của bác sĩ
    • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
    20220715_nguoi-gia-bi-tieu-duong-nen-an-gi-de-on-dinh-duong-huyet.jpg
    Sai lầm 6: Tiểu đường điều trị không khỏi

    Một mẹo nhỏ giúp người mắc tiểu đường quản lý sức khỏe và kết nối với Bác sĩ một cách dễ dàng hơn, đó là sử dụng những phương pháp tiên tiến. Bác sĩ có thể theo dõi lối sống và các thông số của bạn, từ đó đưa ra lời khuyên và lời cảnh báo phù hợp, kịp thời nhất.
    Hiểu đúng về tiểu đường và phá bỏ những hiểu biết sai lầm là bước đầu tiên để phòng ngừa và quản lý bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Bác sĩ, chuyên gia y tế của chúng tôi ngay để được tư vấn.

    Tài liệu tham khảo:

    1.  Wiginton, K. (2021, September 1). 9 Diabetes mistakes and how to avoid them. WebMD. https://www.webmd.com/diabetes/features/how-to-wreck-your-blood-sugar 

    2. Triệu chứng tiểu đường và những điều cần biết, Bộ Y tế, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/tri-ai-thao-uong-bang-ong-y, 14/09/2015 

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·16 thg 1, 2025

    Bí quyết vàng: lối sống lành mạnh để phòng ngừa tiểu đường