Hiểu về đái tháo đường - Các loại thường gặp

Vì sao cơ thể mắc đái tháo đường. 2 loại tiểu đường chính típ 1 và típ 2 những ai có thể bị mắc phải và tại sao lại như thế. Cùng tìm hiểu ngay!

Nội dung bài viết

    Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường, nhận biết các loại đái tháo đường phổ biến và khám phá cách phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả, giúp cô chú, anh chị sống khỏe hơn mỗi ngày.

    1. Đái tháo đường xảy ra vì những nguyên nhân nào? 

    Có nhiều yếu tố góp phần gây ra đái tháo đường (tiểu đường), trong đó bao gồm:

    • Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình mình có người mắc tiểu đường, nguy cơ của mình sẽ cao hơn.
    • Lối sống không lành mạnh: ít vận động, chế độ ăn nhiều đường, chất béo, ít chất xơ, hoặc béo phì đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường típ 2.
    • Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nhưng ngày nay, bệnh tiểu đường còn gặp ở cả người trẻ do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không tốt.

    2. Phân loại đái tháo đường 

    Thông thường, tiểu đường được biết tới với 2 loại chính: Tiểu đường típ 1 và Tiểu đường típ 2.

    • Đái tháo đường típ 1: là tình trạng khi cơ thể không sản xuất đủ insulin do hệ miễn dịch tấn công các tế bào trong tuyến tụy. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn.
    • Đái tháo đường típ 2: đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% số ca mắc. Ở tiểu đường típ 2, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Nguyên nhân chính thường liên quan đến lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh.

    Ngoài ra, còn có tiểu đường thai kỳ, diễn ra trong quá trình mang thai ở phụ nữ không có tiền sử đái tháo đường trước đó.  

    Vậy là hôm nay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu vì sao cơ thể mắc đái tháo đường từ di truyền và lối sống, cùng với hai loại tiểu đường chính típ 1 và típ 2.  Cảm ơn cô chú và anh chị đã theo dõi. Kính chúc mọi người sức khỏe và bình an.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Sách Mật mã tiểu đường, Jason Fung, 2023

    2. Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường - ADA, https://daithaoduong.com/guideline-ada/ , 2024

    Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

    Lê Nhật TrườngL
    Bác sĩ

    Lê Nhật Trường

    Đã kiểm duyệt nội dung
    Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường....Xem thêm thông tin

    Bài viết liên quan

    featured
    lenhattruongl
    Lê Nhật Trường
    ·4 thg 10, 2024

    Nhận diện các dấu hiệu đái tháo đường típ 2 – Đừng bỏ qua!