Cách đọc chỉ số đường huyết đo tại nhà và mức cần lưu ý

Đo đường huyết mao mạch giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả. Cùng tìm hiểu cách đo, cách đọc và mức chỉ số nên chú ý nhé!

Đường huyết mao mạch:

Là mức đường huyết được đo từ một giọt máu nhỏ lấy ở đầu ngón tay, sử dụng máy đo đường huyết cá nhân. Đây là cách đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi để người bệnh đái tháo đường tự theo dõi đường huyết tại nhà.​

Đơn vị đo đường huyết: mmol/L hoặc mg/dL tuỳ vào cài đặt của thiết bị đo ( 1 mmol/L tương đương 18 mg/dL)​

Các mức đường huyết cần chú ý*

Đối với người người trưởng thành không mang thai mắc đái tháo đường típ 2:

Đơn vị: mg/dl

mức đường người tiểu đường_mg.png

Đơn vị: mmol/l

mức đường người tiểu đường_mmol.png

Đối với người trưởng thành chưa được chẩn đoán mắc đái tháo đường (tình trạng sức khoẻ bình thường):

Đơn vị: mg/dl

mức đường người bình thường_mg.png

Đơn vị: mmol/l

mức đường người bình thường_mmol.png

*Chỉ số đường huyết lý tưởng của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ riêng. Vì vậy, bạn hãy lưu ý và kiểm soát đường huyết ở mức phù hợp với bản thân, theo đúng chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.

Lợi ích của việc đo đường huyết mao mạch

​Việc đo đường huyết mao mạch giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động hoặc dùng thuốc phù hợp, giữ mức đường huyết ổn định, không quá cao hoặc quá thấp để phòng ngừa biến chứng. ​

  • Khi đường huyết quá thấp (hạ đường huyết), người bệnh có thể bị chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, lú lẫn hoặc thậm chí ngất xỉu. Nếu không xử lý kịp thời, hạ đường huyết có thể gây hôn mê và đe dọa tính mạng.​
  • Khi đường huyết quá cao (tăng đường huyết), người bệnh có thể cảm thấy khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, mờ mắt. Nếu kéo dài, tăng đường huyết có thể gây biến chứng nghiêm trọng như tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim mạch.​
muc-duong-huyet.png
Đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều gây ra biến chứng nguy hiểm!

Tài liệu tham khảo:

1. Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).

2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2, Bộ Y tế, 2020.

3. Chương trình Nghiên cứu khoa học giữa OneMedic và Bệnh viện đại học Y dược HCM, 2025.

Các số liệu trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có số liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người!

OneMedicO
Biên soạn

OneMedic

Đã kiểm duyệt nội dung
...Xem thêm thông tin