Chủ động kiểm soát đường huyết – Tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh hơn!

Đừng để tiểu đường làm gián đoạn cuộc sống của bạn. Khám phá ngay những giải pháp và chương trình hỗ trợ toàn diện từ OneMedic.

Chủ động kiểm soát đường huyết – Tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh hơn!

Hiểu rõ về Tiểu đường – Chủ động kiểm soát sức khỏe

Dễ dàng tiếp cận thông tin dễ hiểu và hữu ích về bệnh Tiểu đường để sống khỏe hơn mỗi ngày!

Bộ đôi giải pháp thông minh - Theo dõi và kiểm soát đường huyết thuận tiện

Phòng ngừa và điều trị đái tháo đường - Cùng OneMedic đạt được mục tiêu sống khoẻ

Khám phá các chương trình điều trị tiểu đường cá nhân hóa kết hợp công nghệ hiện đại. OneMedic sẽ là người bạn đồng hành, giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày.
TÌM HIỂU THÊM

5 biến chứng mắt nghiêm trọng do đái tháo đường

Mỗi ngày bạn đều nhìn thấy thế giới qua đôi mắt của mình, nhưng liệu bạn có sẵn sàng để mất đi điều quý giá này? Với tiểu đường (đái thái đường), những biến chứng về mắt là cực kỳ đáng quan ngại. Cùng tìm hiểu về những biến chứng về mắt ở bệnh tiểu đường ngay.

1. Biến chứng võng mạc đái tháo đường

1.1 Định nghĩa võng mạc do tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất ở người mắc tiểu đường. 

Võng mạc đái tháo đường xảy ra khi đường huyết kéo dài, các mạch máu trong võng mạc bị tổn thương, hư hỏng. Mặc dù cơ thể cố gắng tạo ra các mạch máu mới để cung cấp máu cho võng mạc, nhưng những mạch máu này thường rất yếu và dễ vỡ, gây xuất huyết trong mắt. Hệ quả là làm người mắc giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. 

1.png
Hiểu về võng mạc do tiểu đường

1.2 Triệu chứng

  • Mờ mắt: thị lực dần trở yếu, tầm nhìn trở nên mờ dần theo thời gian.
  • Đốm đen: khi nhìn tập trung vào một đối tượng nào đó, những đốm đen xuất hiện và cản trở tầm nhìn.
  • Khó nhìn vào ban đêm: việc nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ban đêm sẽ gặp khó khăn.
  • Mất thị lực: khi chuyển sang giai đoạn nặng, thị lực bị tổn thương nghiêm trọng đến mức không phục hồi được.
2.png
Triệu chứng võng mạc đái tháo đường

1.3 Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa biến chứng võng mạc do tình trạng tiểu đường đem đến, bạn cần: 

  • Kiểm soát đường huyết: giữ mức đường huyết ổn định thông qua chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, kết hợp dùng thuốc và tuân thủ các chỉ định của Bác sĩ.
  • Khám mắt định kỳ: người mắc tiểu đường nên kiểm tra mắt ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lý võng mạc.
15.1.png
Khám mắt định kì khi mắc đái tháo đường

2. Biến chứng đục thủy tinh thể

2.1 Định nghĩa

Nồng độ glucose (gờ-lu-co) cao ở người mắc tiểu đường khiến tích tụ chất lỏng, mờ đục trong thủy tinh thể, làm cản trở ánh sáng truyền vào võng mạc, từ đó ảnh hưởng đến thị giác. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.

4.png
Hiểu về đục thủy tinh thể do đái tháo đường

2.2 Triệu chứng

  • Thị lực mờ đục: mắt có cảm giác như nhìn xuyên qua lớp sương mù hoặc nước.
  • Khó khăn khi nhìn vào ban đêm: người mắc đục thủy tinh thể sẽ gặp khó khăn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: đặc biệt khó chịu với ánh sáng mạnh.
  • Biến đổi màu sắc: cảm thấy màu sắc trông nhạt hơn hoặc không chính xác so với màu gốc ban đầu.
5.png
Triệu chứng của đục thủy tinh thể

2.3 Cách phòng ngừa

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với nhiều chất xơ, protein nạc và chất béo tốt, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, E và omega-3, giúp bảo vệ sức khỏe mắt.
  • Khám mắt định kỳ: kiểm tra tình trạng mắt thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm khi có dấu hiệu đục thủy tinh thể.

3. Biến chứng Glaucoma (tăng nhãn áp)

3.1 Định nghĩa

Glaucoma hay còn gọi là tăng nhãn áp là tình trạng tăng áp lực bên trong mắt. Tình trạng này xảy ra do tắc nghẽn ở hệ thống thoát dịch của mắt. 

Với người mắc tiểu đường, do tổn thương các mạch máu nhỏ và sự thay đổi trong cấu trúc của mắt nên làm mắt thoát dịch kém, từ đó làm tăng áp lực trong mắt. Điều này khiến thần kinh thị giác bị tổn thương và gây mất thị lực.

6.png
Tăng nhãn áp do đái tháo đường

3.2 Triệu chứng

  • Mờ mắt: thị lực trở nên mờ và đục dần theo thời gian.
  • Đau nhức: cảm giác đau nhức tại mắt và xung quanh mắt.
  • Thay đổi đồng tử: đồng tử to hơn hoặc có thay đổi bất thường khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Nhìn thấy vòng sáng: đặc biệt là xung quanh các nguồn sáng như đèn đường, đèn xe hơi, xe gắn máy,...

3.3 Cách phòng ngừa

  • Khám mắt định kỳ: nên thực hiện khám mắt ít nhất một lần mỗi năm để kiểm tra áp lực nội nhãn và phát hiện sớm dấu hiệu của glaucoma.
  • Kiểm soát tốt đường huyết: giữ cho mức đường huyết trong mức bình thường có thể giúp giảm nguy cơ mắc glaucoma.
7.png
Thường xuyên thăm khám mắt

4. Giảm khả năng tập trung thị lực do tiểu đường

4.1 Định nghĩa

Tiểu đường khiến thay đổi cấu trúc của mắt, từ đó ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tiêu cự. Đồng thời, tổn thương thần kinh làm giảm khả năng nhìn tập trung của thị lực. Từ đó khiến người mắc tiểu đường khó nhìn rõ các đối tượng, đặc biệt là những đối tượng ở gần.

8.png
Giảm khả năng tập trung thị lực do tiểu đường

4.2 Triệu chứng

  • Khó khăn khi đọc: đặc biệt là việc đọc chữ nhỏ hoặc chữ in.
  • Cảm giác mỏi mắt: cần mất nhiều thời gian hơn để tập trung vào một đối tượng, đồng thời dễ bị mỏi mắt hơn.
  • Biến đổi tầm nhìn: nhận thấy thị lực hay đổi khi di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

4.3 Cách phòng ngừa

  • Kiểm soát sức khỏe tổng thể: duy trì một lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.
  • Nghỉ ngơi cho mắt: khi làm việc nhiều với màn hình máy tính hoặc đọc sách, hãy nghỉ ngơi thường xuyên để giảm thiểu mỏi mắt.

5. Biến chứng song thị 

5.1 Định nghĩa

Biến chứng song thị ở người mắc tiểu đường là tình trạng nhìn thấy hai hình ảnh của một đối tượng, gây khó khăn trong việc nhận diện chính xác.

Nguyên nhân là do tổn thương thần kinh gây rối loạn khả năng phối hợp giữa các cơ mắt, dẫn đến hiện tượng nhìn đôi.

9.png
Biến chứng song thị do đái tháo đường

5.2 Triệu chứng

  • Nhìn thấy 2 hình ảnh: gặp khó khăn trong việc tập trung và xác định đối tượng, vì nhìn thấy một đối tượng xuất hiện 2 lần.
  • Khó khăn trong việc điều chỉnh mắt: mất cân bằng khi nhìn.

5.3 Cách phòng ngừa

  • Theo dõi định kỳ với bác sĩ: nên kiểm tra tình trạng mắt thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Sử dụng kính mắt phù hợp: kính có thể giúp cải thiện khả năng nhìn và giảm thiểu chứng song thị.
10.png
Phòng ngừa và điều trị các biến chứng mắt đái tháo đường

Những biến chứng mắt ở người tiểu đường là một vấn đề nghiêm trọng. Nó không chỉ tác động đến thị lực mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc kiểm soát tốt mức đường huyết, duy trì lối sống lành mạnh và tầm soát thường xuyên có thể giúp phòng ngừa những biến chứng về mắt cực kỳ hiệu quả.

Bạn có thể đưa các ứng dụng chăm sóc sức khỏe y tế tiểu đường vào để kiểm soát sức khỏe đường huyết. Đồng thời tuân thủ lối sống và phác đồ điều trị dưới sự hướng dẫn và cập nhật liên tục từ Bác sĩ. Đừng chủ quan với những biến chứng tiểu đường, cảnh giác ngay hôm nay!

Tài liệu tham khảo:

1. Diabetes complications - CDC, https://www.cdc.gov/diabetes/complications/?CDC_AAref_Val=https://www.cdc.gov/diabetes/managing/problems.html , 15/05/2024

2. Mohamed Q, Gillies MC, Wong TY. Management of diabetic retinopathy: A systematic review. JAMA 298(8):902-916, 2007 doi: 10.1001/jama.298.8.902

Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

Bắt đầu cùng OneMedic: Hành trình kiểm soát đái tháo đường

Chúng tôi mong rằng những bài nghe Podcast tới đây sẽ giúp cô chú, anh chị chủ động hơn trong việc quản lý đường huyết ngay tại nhà, từ đó xây dựng một lối sống an toàn và điều trị bệnh lý một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Việc hiểu về đái tháo đường là bước khởi đầu quan trọng để cô chú, anh chị biết mình cần làm gì – từ các khái niệm cơ bản đến những phương pháp thực tiễn, cô chú anh chị sẽ biết cách tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà, chủ động ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, bí quyết để kiểm soát đái tháo đường hiệu quả cũng sẽ được bật mí với 3 nguyên tắc vàng:

  1. Là chế độ ăn uống lành mạnh với việc hạn chế đồ ngọt, tăng cường rau xanh, cá và ngũ cốc nguyên hạt.
  2. Là vận động thường xuyên, duy trì thói quen vận động 30 phút mỗi ngày.
  3. Là việc tuân thủ liệu trình điều trị và phương pháp theo dõi các chỉ số sức khỏe.

Tất tần tật các thông tin đều được trình bày dễ hiểu, thực tế và chính xác, để cô chú, anh chị dễ dàng áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Với sự đồng hành của OneMedic, cô chú, anh chị hãy an tâm đối diện và sống khoẻ cùng đái tháo đường ngay từ hôm nay nhé!

Tài liệu tham khảo: 

Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường - Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), https://daithaoduong.com/guideline-ada/, 2024 

Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

Bắt đầu cùng OneMedic: Hành trình kiểm soát đái tháo đường

6 sai lầm nguy hiểm về đái tháo đường

Bạn nghĩ mình hiểu về đái tháo đường? Mặc dù đây là tình trạng phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều quan niệm sai lầm mà không phải ai cũng biết. Đừng để những hiểu lầm này khiến bạn trở thành nạn nhân tiếp theo của tiếp đường. 

1. Sai lầm 1: chỉ người già mới bị đái tháo đường?

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tiểu đường (đái tháo đường), đặc biệt là đái tháo đường típ 2 chỉ là căn bệnh của người già. Tuy nhiên, thực tế đối tượng mà tiểu đường nhắm tới rộng hơn thế nhiều.

  • Ở đái tháo đường típ 1, đối tượng mắc phải sẽ xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ em.  
  • Đối với đái tháo đường típ 2, mặc dù thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ đang gia tăng một cách đáng kinh ngạc trong nhiều năm đổ lại đây. Lối sống hiện đại với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động, thừa cân, béo phì là những yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này.  

Vì vậy, bất kể độ tuổi nào, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc tiểu đường, thừa cân, béo phì, ít vận động, hãy chủ động kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm.

20210920rat-nhieu-tre-nho-mac-benh-dai-thao-duong-1681539642572751327083.webp
 Đái tháo đường có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trẻ tuổi

2. Sai lầm 2: đái tháo đường chỉ là bị đường huyết cao? 

Đường huyết cao chỉ là dấu hiệu đặc trưng của đái tháo đường, nhưng đó chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Tăng đường huyết kéo dài gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. 

  • Bệnh tim mạch: đường huyết cao làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim, đột quỵ, bệnh mạch vành,… Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người mắc tiểu đường.
  • Bệnh thận (suy thận): lượng đường trong máu cao gây tổn thương các nephron – đây là đơn vị chức năng của thận. Suy thận mãn tính có thể cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
  • Bệnh võng mạc: tổn thương mạch máu ở võng mạc mắt gây ra các vấn đề về thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.
  • Bệnh thần kinh: tổn thương thần kinh có thể gây ra tê bì, đau nhức, yếu cơ ở tay và chân. Đặc biệt còn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, sức khỏe tình dục,…
  • Bệnh nhiễm trùng: người mắc đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn do suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở nhiều vị trí, từ da, niêm mạc đến các cơ quan nội tạng.
biến chứng của tiểu đường.jpg
Biến chứng nguy hiểm ở tiểu đường 

3. Sai lầm 3: chỉ cần ăn kiêng là đủ?

Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần không thể thiếu trong việc kiểm soát đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ ăn kiêng thôi là chưa đủ. Điều quan trọng là bạn cần có một chiến lược toàn diện bao gồm:

  • Chế độ ăn uống cân bằng: việc ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ glucose (đường) trong máu. Thế nên hãy giữ cho bản thân thói quen ăn uống hạn chế đường, tinh bột, chất béo bão hòa. Tăng cường rau xanh, trái cây, protein nạc,...
  • Tập thể dục thường xuyên: việc hoạt động thể chất ảnh hưởng đến sự nhạy cảm với insulin - đây là thành phần chính giúp ổn định đường huyết. Hãy thể theo ít nhất 30 phút mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Giám sát đường huyết: theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên giúp bạn hiểu rõ cơ thể phản ứng như thế nào với chế độ ăn uống và luyện tập, từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
  • Thuốc/insulin: tuân theo chỉ định của Bác sĩ về việc điều trị và theo dõi bệnh lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. .png
Lối sống cải thiện tình trạng đái tháo đường

4. Sai lầm 4: uống thuốc hay tiêm insulin làm bệnh nặng hơn? 

Một số ảnh hưởng từ việc dùng thuốc và tiêm insulin khiến nhiều người tin rằng việc dùng thuốc và insulin càng khiến bệnh nặng hơn. Nhưng không, hoàn toàn ngược lại, chúng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả. Không điều trị mới khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, đặc biệt với tỉ lệ xảy ra những biến chứng khó lường. Insulin được tiêm vào sẽ thay thế cho insulin mà cơ thể không tự sản xuất được, giúp giảm đường huyết.  
Thuốc uống đái tháo đường có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau, nhằm tăng cường sản xuất insulin, cải thiện độ nhạy cảm insulin hoặc làm giảm hấp thu glucose trong ruột. Từ đó cải thiện tình trạng bệnh lý hiệu quả.

Uống thuốc hay tiêm insulin chữa tiểu đường.jpg
Uống thuốc hay tiêm insulin làm bệnh nặng hơn? 

5. Sai lầm 5: chỉ cần kiểm tra khi có triệu chứng? 

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, xảy ra trong thời gian dài và khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu. Thế nên việc kiểm tra thường xuyên là điều cần thiết để trạm trường hợp phát hiện khi đã có những triệu chứng nặng, một số có thể kể đến như: khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều, sụt cân,… 
Để tránh những biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn nặng, việc kiểm tra đường huyết định kỳ, đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ cao là điều vô cùng quan trọng. Đừng chủ quan với chính sức khỏe của mình.

kiểm tra tiểu đường thường xuyên.jpeg
Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên

6. Sai lầm 6: đái tháo đường điều trị không khỏi.

Đái tháo đường có thể điều trị, và bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh khi mắ đái tháo đường. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt với chế độ:

  • Duy trì lối sống lành mạnh
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị và liệu trình của bác sĩ
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
20220715_nguoi-gia-bi-tieu-duong-nen-an-gi-de-on-dinh-duong-huyet.jpg
Sai lầm 6: Tiểu đường điều trị không khỏi

Một mẹo nhỏ giúp người mắc tiểu đường quản lý sức khỏe và kết nối với Bác sĩ một cách dễ dàng hơn, đó là sử dụng những phương pháp tiên tiến. Bác sĩ có thể theo dõi lối sống và các thông số của bạn, từ đó đưa ra lời khuyên và lời cảnh báo phù hợp, kịp thời nhất.
Hiểu đúng về tiểu đường và phá bỏ những hiểu biết sai lầm là bước đầu tiên để phòng ngừa và quản lý bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Bác sĩ, chuyên gia y tế của chúng tôi ngay để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

1.  Wiginton, K. (2021, September 1). 9 Diabetes mistakes and how to avoid them. WebMD. https://www.webmd.com/diabetes/features/how-to-wreck-your-blood-sugar 

2. Triệu chứng tiểu đường và những điều cần biết, Bộ Y tế, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/tri-ai-thao-uong-bang-ong-y, 14/09/2015 

Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

6 sai lầm nguy hiểm về đái tháo đường

6 yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết đái tháo đường

Hàng triệu đang người đối mặt với nguy cơ đường huyết tăng bất thường. Lượng đường trong máu biến đổi không chỉ liên quan đến chế độ ăn mà còn rất nhiều nguyên nhân khác. Những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết thường mang tính ngắn hạn, nhưng để lại hậu quả về lâu về dài. Khám phá để bảo vệ sức khỏe ngay bây giờ.

1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào?

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức đường huyết. Bởi vì lượng đường trong máu được sản sinh trực tiếp từ thức ăn tiêu thụ. Vậy người đái tháo đường nên tiêu thụ loại thực phẩm nào?

  • Nhóm bột đường: nên chọn tinh bột phức tạp, GI thấp (gạo lứt, yến mạch, đậu, khoai lang, trái cây ít ngọt như cam, táo, ổi), hạn chế tinh bột đơn giản, GI cao (gạo trắng, bánh mì trắng, mì, nước ngọt, kẹo).
  • Nhóm đạm: nên dùng cá, thịt nạc, gia cầm bỏ da, chế biến đơn giản, hạn chế thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói.
  • Nhóm chất béo: ưu tiên chất béo không bão hòa (dầu olive, dầu đậu nành, hạnh nhân), hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa (nội tạng, thịt bò, trứng).
  • Nhóm rau và chất xơ: nên dùng rau hấp, luộc, trái cây ít ngọt (súp lơ, rau ngót, việt quất, dâu tây, táo), hạn chế rau củ GI cao (khoai tây, củ cải đường) và trái cây chín ngọt hoặc sấy khô (sầu riêng, nhãn, vải).
dinh-duong.jpg
Quản lý chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường 

2. Hoạt động thể chất

Tập thể dục thường xuyên có tác động tích cực đến việc quản lý đường huyết, giúp cơ thể sử dụng insulin (in-su-lin) hiệu quả hơn. Một số bài tập hiệu quả như: 

  • Cardio: các bài tập aerobic như chạy bộ, bơi lội và đạp xe rất hiệu quả trong việc giảm đường huyết.
  • Tập sức bền: tập luyện sức mạnh cũng giúp xây dựng cơ bắp và ổn định đường huyết rất tốt.
Tập luyện thể thao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường huyết
Tập luyện thể thao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường huyết

3. Thuốc và chế độ điều trị

Việc sử dụng thuốc giúp hỗ trợ lớn trong việc kiểm soát đường huyết. Các loại thuốc tác động đến insulin và glucose (gờ-lu-co) sẽ giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu về mức tốt.

  • Liều lượng và thời gian: việc sử dụng sai liều hoặc không đúng thời điểm có thể gây ra tình trạng hạ hoặc tăng đường huyết.
  • Tác dụng phụ: một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ dẫn đến tăng đường huyết, vì vậy người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi mức đường huyết và điều chỉnh thuốc theo chỉ định của Bác sĩ.

Hơn thế, việc tuân thủ theo đúng phác đồ trị liệu và thay đổi những thói quen sinh hoạt, ăn uống là điều tiên quyết giúp điều trị tình trạng đái tháo đường.

thuốc cho bệnh nhân tiểu đường.jpg
Thuốc và chế độ điều trị là phương pháp bắt buộc tuân thủ khi bị đái tháo đường

3. Căng thẳng tinh thần

Căng thẳng có thể làm tăng đường huyết thông qua việc sản xuất các loại nội tiết tố hormone (hóc-môn) như cortisol và adrenaline. Thế nên việc thư giãn với các phương pháp thư giãn như: yoga, thiền, hít thở sâu,... có thể giảm bớt căng thẳng và cải thiện kiểm soát đường huyết.

căng thẳng ở bệnh nhân tiểu đường.jpg
Căng thẳng ở người mắc đái tháo đường

4. Môi trường và sức khỏe tổng thể

Môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết. Những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ô nhiễm không khí,... có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và khả năng điều chỉnh đường huyết.

  • Nhiệt độ: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và mức độ hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.
  • Ô nhiễm: một số nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh đường huyết.
môi trường ô nhiễm.jpg
Môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết

5. Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh lượng đường huyết. Người đái tháo đường nên giữ cho mình những thói quen tốt như ăn uống đúng giờ (tốt nhất nên chia nhỏ bữa), uống đủ nước, ngủ nghỉ đủ giờ và đúng giấc,...

6. Theo dõi chỉ số đường huyết

6.1 Kiểm tra sức khỏe đường huyết thường xuyên

Việc theo dõi mức đường huyết thường xuyên là rất quan trọng. Nó giúp chúng ta phát hiện ra những bất thường về đường huyết trong cơ thể, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý và nhanh chóng để cải thiện chúng. 

  • Tần suất kiểm tra: tần suất kiểm tra đường huyết sẽ khác nhau tùy thuộc vào phân loại đái tháo đường và phương pháp điều trị cụ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để có chế độ kiểm tra thích hợp.
  • Ghi chép kết quả: ghi chép lại kết quả kiểm tra đường huyết có thể giúp bệnh nhân và bác sĩ xác định được những yếu tố ảnh hưởng và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc phù hợp.

    kiem-tra-chi-so-duong-huyet
    Theo dõi và kiểm tra sức khỏe đường huyết thường xuyên

6.2 Ứng dụng công nghệ vào theo dõi sức khỏe đái tháo đường

Tuy nhiên, việc kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết khiến cả bệnh nhân và bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà việc ứng dụng công nghệ trợ lý ảo vào việc điều trị đái tháo đường đang ngày càng trở nên phổ biến.
Bạn có thể đo chỉ số đường huyết bất cứ lúc nào, thiết bị sẽ tự động cập nhật và theo dõi, sau đó gửi những bất thường đến bác sĩ điều trị chính, từ đó luôn đảm bảo về sức khỏe và tình trạng ổn định cho bệnh nhân. Đây dự kiến sẽ trở thành công nghệ của tương lai, giúp người bệnh sống chung, sống khỏe với đái tháo đường.

thói quen sinh hoạt cho bệnh nhân tiểu đường.jpg
Ứng dụng công nghệ vào theo dõi sức khỏe đái tháo đường

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết của đái tháo đường. Từ đó có cho mình được một kế hoạch sống và tập luyện một cách phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn tìm hiểu thêm về cách quản lý đái tháo đường, để lại ý kiến cho chúng tôi ngay để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

1. Patient education_ Blood glucose tests (The Basics) - UpToDate - 01/11/2024

2. Type 2 diabetes_ Overview (Beyond the Basics) - UpToDate - 12/05/2024

Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Hãy trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người! Xem thêm >

6 yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết đái tháo đường

Bệnh viện và Phòng khám nội tiết

Đội ngũ Bác sĩ và Chuyên gia

Lê Nhật Trường

Tốt nghiệp Đại học Y Dược HCM, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, khám và điều trị đái tháo đường.

Cửa Hàng Thiết Bị Y Tế – Đồng Hành Cùng Người Tiểu Đường

OneMedic cung cấp các thiết bị y tế cá nhân từ cơ bản đến cao cấp, được bác sĩ khuyên dùng và đạt chuẩn quốc tế. Kết nối thông minh với ứng dụng OneMedicPHR và Loa y tế thông minh, giúp bạn chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Kiểm tra sức khoẻ

Một dấu hiệu nhỏ cũng có thể là tín hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn.  Thực hiện kiểm tra sức khoẻ, để nhận được lời khuyên xử trí kịp thời!